Hộ kinh doanh cá thể có cần hóa đơn đầu vào không?
Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, chính về những quy định về hóa đơn, thuế cũng sẽ đơn giản hơn so với loại hình doanh nghiệp. Vậy hộ kinh doanh cá thể có cần hóa đơn đầu vào không? Quy định về hóa đơn hộ kinh doanh như thế nào?
Hãy cùng Tân Thành Thịnh theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Hộ kinh doanh cá thể có cần hóa đơn đầu vào không?
1. Hộ kinh doanh là gì?
Để có câu trả lời cho câu hỏi Hộ kinh doanh cá thể có cần hoá đơn đầu vào không? trước tiên chúng ta cần phải hiểu hộ kinh doanh cá thể là gì nhé!
Tại Khoản 1, Điều 79, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”
1.1 Quy định về hộ kinh doanh cá thể
Các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh phải nắm rõ các quy định về hộ kinh doanh cá thể sau đây.
a) Quyền thành lập hộ kinh doanh
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
b) Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
c) Tên hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
1.Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
2.Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
1.2 Quy định về đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
a) Số lượng hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
b) Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
c) Thời hạn giải quyết hồ sơ
Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
2. Quy định về hóa đơn hộ kinh doanh
Hiện nay, pháp luật quy định khi giao dịch mua vào hàng hóa, dịch vụ thì các cá nhân, tổ chức cần có hóa đơn hoặc chứng từ hợp lệ để chứng minh nguồn gốc hàng hóa và giúp cơ quan nhà nước quản lý về thuế để ngăn chặn việc trốn thuế, gian lận thuế.
Vậy hộ kinh doanh cá thể có cần hóa đơn đầu vào không? Hãy cùng, Tân Thành Thịnh tìm hiểu về các quy định về hóa đơn hộ kinh doanh.
2.1 Hóa đơn đầu vào là gì?
Hóa đơn đầu vào là dạng hóa đơn dùng cho mục đích mua sắm hàng hóa, vật tư nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hay hiểu một cách đơn giản nhất thì hóa đơn đầu vào là hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ.
Hiện nay có các loại hóa đơn khi kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ gồm:
a) Hóa đơn giá trị gia tăng
Đây là loại hóa đơn mà các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh hàng hóa hay cung ứng dịch vụ trong nước, hoạt động vận tải trong và ngoài nước, xuất khẩu…thực hiện việc kê khai về tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
b) Hóa đơn bán hàng
Đây là loại hóa đơn mà các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nước, xuất khẩu hoặc xuất vào khu phi thuế quan hàng hóa hoặc dịch vụ, kinh doanh hàng hóa trong khu phi thuế quan thực hiện kê khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
c) Một số loại hóa đơn đầu vào khác
Một số loại hóa đơn đầu vào khác như chứng từ thu phí, tem phiếu thu tiền, thẻ các loại vé, phiếu thu tiền cước vận chuyển,…
2.2 Hộ kinh doanh cá thể có cần hóa đơn đầu vào không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hộ kinh doanh cá thể khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ sẽ không được cấp phép sử dụng hóa đơn GTGT. Hộ kinh doanh cá thể chỉ được sử dụng hóa đơn bán hàng (nếu có đăng ký) . Như vậy có nghĩa là, Hộ kinh doanh cá thể không thể xuất hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra mà chỉ được xuất hóa đơn bán hàng. Còn lại vẫn cần phải có hóa đơn đầu vào, kể cả hóa đơn đầu vào GTGT.
Như vậy, khi nhập hàng hóa, dịch vụ đầu vào, các hộ kinh doanh cá thể bắt buộc PHẢI CÓ HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, đồng thời lưu trữ theo đúng quy định pháp luật, trừ một số trường hợp ngoại lệ đã được quy định bởi pháp luật.
2.3 Một số trường hợp Hộ kinh doanh không cần hóa đơn đầu vào
Hộ kinh doanh cá thể không cần hóa đơn đầu vào trong các trường hợp sau đây:
- Hộ kinh doanh cá thể không cần có hóa đơn đầu vào khi thực hiện mua hàng hóa là các mặt hàng: nông sản, thủy hải sản của người đánh bắt trực tiếp, người nuôi dưỡng, sản xuất trực tiếp bán ra; sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng vật liệu tự nhiên… Đối với những trường hợp này, các hộ kinh doanh cá thể bắt buộc phải lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ.
- Hộ kinh doanh cá thể không cần có hóa đơn đầu khi mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ hơn 200.000 đồng.
Như vậy, trừ hai trường hợp trên thì việc hộ kinh doanh cá thể mua hay nhập vào hàng hóa, dịch vụ thì bắt buộc phải có hóa đơn.
2.4 Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hộ kinh doanh cá thể phải nộp 3 loại thuế chính sau:
- Lệ phí môn bài
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế giá trị gia tăng
Ngoài các loại thuế nêu trên, HKD còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.
a) Thuế môn bài của hộ kinh doanh cá thể
Thuế môn bài của hộ kinh doanh cá thể sẽ tùy vào doanh thu để nộp theo từng mức khác nhau.
- Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
- Các trường hợp được miễn Thuế môn bài
- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
- HKD cá thể hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
- Hộ kinh doanh cá thể hoạt động các nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- HKD nộp thuế theo phương pháp khoán không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài, cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu về doanh thu kinh doanh để xác định tổng doanh thu kinh doanh năm 2020 từ các nguồn, các địa điểm kinh doanh (trừ hoạt động cho thuê tài sản) để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài của năm 2021 cho từng địa điểm kinh doanh.
b) Thuế GTGT và thuế TNCN
Trường hợp cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm thì sẽ được miễn nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
- Đối với trường hợp cá nhân nộp thuế khoán, nhưng kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh, cá nhân kinh doanh thường xuyên theo mùa vụ, cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN (áp dụng như mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống). Kinh doanh thực tế bao nhiêu tháng/năm thì tính thuế chừng đấy tháng.
- Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán và được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, tuy nhiên kinh doanh không trọn năm, thì cá nhân được giảm số thuế tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.
- Căn cứ tính thuế GTGT và thuế TNCN đối với hộ kinh doanh cá thể là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
3. Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể Tân Thành Thịnh
Việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể tuy đơn giản hơn đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với những người mới đăng ký kinh doanh, chưa có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ thì có thể sẽ gây mất nhiều thời gian vì có thể sẽ thiếu sót trong khâu này, dẫn đến việc nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh sẽ trễ hơn dự kiến.
Để đơn giản hóa việc đăng ký hộ kinh doanh, bạn có thể sử dụng đến dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể của Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhanh nhất.
a) Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể
Khi chọn dịch vụ của chúng tôi bạn sẽ được:
- Tư vấn miễn phí về hình thức kinh doanh hộ cá thể, tư vấn về cách đặt tên, vốn, ngành nghề kinh doanh…
- Được tư vấn những việc cần làm sau thành lập hộ kinh doanh
- Tư vấn thuế hộ kinh doanh cần nộp nếu khách hàng có nhu cầu
- Thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền.
- Nhận kết quả và trao đến tận tay khách hàng.
- Khách hàng không cần tốn nhiều thời gian cho việc di chuyển, chờ đợi nộp hồ sơ.
b) Cam kết dịch vụ
- Được đội ngũ chuyên viên chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực hiện.
- Thủ tục nhanh chóng, đúng quy định
- Chi phí thỏa thuận từ ban đầu, không phát sinh
- Thời gian hoàn thành đúng hẹn.
Tân Thành Thịnh vừa giải đáp cho các bạn những thông tin xoay quanh vấn đề Hộ kinh doanh cá thể có cần hóa đơn đầu vào không? Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập hộ kinh doanh khách hàng vui lòng liên hệ Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ.
>> Các bạn xem thêm so sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
- Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
- SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
- Email: lienhe@tanthanhthinh.com