Trang chủ

Thiết kế website

Tôn lợp

Tính giá xây nhà

Thiết kế nội thất

Vật liệu xây dựng

Doanh nghiệp

Tin tổng hợp

Liên hệ

Đăng tin

So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể bạn nên biết

5.0/5 (1 votes)

Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân là hai loại hình kinh tế đơn giản trong các loại hình kinh tế. Mỗi loại hình đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Nếu bạn chưa biết nên chọn loại hình nào thì hãy cùng xem một vài so sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh dưới đây để có quyết định chính xác nhất nhé!

So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Căn cứ vào điều 183 luật doanh nghiệp 2014, Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

a) Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân

Loại hình doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm như:

  • Trách nhiệm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân là vô hạn, tức là chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
  • Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký và hiện tại pháp luật không quy định vốn pháp định đối với loại hình doanh nghiệp này.

b) Ưu nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

- Ưu điểm của DN tư nhân

  • Do 1 cá nhân làm chủ nên chủ sở hữu có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.
  • Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác
  • Doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc về pháp luật hơn so với những loại hình doanh nghiệp khác.
  • Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn nên DN tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác.

- Nhược điểm của DN tư nhân

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, doanh nghiệp tư nhân cũng tồn tại không ít hạn chế, cụ thể:

  • Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
  • Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
  • Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường
  • Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác
  • Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

c) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là ai?

Chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 185 luật Doanh nghiệp.

Cho dù chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn là người đại diện theo pháp luật của DN tư nhân.

d) Doanh nghiệp tư nhân có con dấu không?

Đối với Doanh nghiệp tư nhân tại Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2014 quy định thì Chủ doanh nghiệp sẽ quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu  trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác.

Như vậy, loại hình doanh nghiệp tư nhân CÓ SỬ DỤNG CON DẤU. Khi chủ doanh nghiệp tư nhân tiến hành làm con dấu thì phải thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh để được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.

2. Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh hay còn được gọi là kinh doanh hộ gia đình, do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ. Theo khoản 1 điều 66 Nghị định 78/2016/NĐ-CP quy định

Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

a) Đặc điểm của hộ kinh doanh

  • Số lượng thành viên trong hộ kinh doanh cá thể không được quá 10 người. Nếu hộ kinh doanh cá thể có trên 10 thành viên thì chủ hộ phải đăng ký để thành lập doanh nghiệp.
  • Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động của mình.
  • Hộ kinh doanh cá thể không được quyền phát hành chứng khoán. 
  • Do một cá nhân kinh doanh hoặc một hộ gia đình làm chủ. Vốn kinh doanh ban đầu của hộ kinh doanh cá thể cũng là vốn của một cá nhân hoặc vốn của hộ gia đình.

b) Ưu – nhược điểm hộ kinh doanh

- Ưu điểm hộ kinh doanh

Là một trong những mô hình kinh doanh đơn giản nhất nên  hộ kinh doanh có những ưu điểm như:

  • Thủ tục thành lập khá đơn giản
  • Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
  • Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
  • Không phải kê khai thuế hàng tháng, được áp dụng chế độ thuế khoán (thuế khoán này tính cho mức tương đương tổng của ba loại thuế gồm: Thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng cộng lại)

- Nhược điểm hộ kinh doanh

  • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay văn phòng đại diện tại địa điểm khác;
  • Chỉ được sử dụng tối đa 09 lao động
  • Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu;
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ đối với mọi hoạt động kinh doanh;
  • Không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn GTGT

c) Hộ kinh doanh có con dấu không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 49 Nghị định số: 43/2010/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp hộ kinh doanh không được quyền làm và sử dụng con dấu. Mà hộ kinh doanh chỉ có thể sử dụng dấu vuông, dấu chữ ký, dấu logo thay nhằm mục đích cung cấp thông tin và thay thế phần thông tin doanh nghiệp (Địa chỉ, mã số thuế, số ĐKKD...) chứ không nên sử dụng như dấu pháp nhân theo quy định.

3. Điểm khác và giống doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin tổng quan về loại hình doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh. Dưới đây sẽ là những so sánh chi tiết những điểm giống và khác nhau của DN tư nhân và Hộ kinh doanh cá để các bạn có thể dễ dàng phân biệt 2 mô hình kinh doanh này.

3.1 Những điểm giống nhau giữa DN tư nhân và Hộ kinh doanh

2 mô hình kinh doanh này có những điểm giống nhau như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh do cá nhân làm chủ.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ hộ kinh doanh đều chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong hoạt động kinh doanh.
  • Chủ hộ kinh doanh và chủ doanh nghiệp tư nhân quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh. 
  • Một cá nhân chỉ được đăng ký một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh. 
  • Cả hai loại mô hình kinh doanh này đều không có tư cách pháp nhân và không được phát hành chứng khoán.

3.2 Điểm khác nhau giữa DN tư nhân và hộ cá thể

a) Về chủ thể thành lập

- Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ. Có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài.

- Hộ kinh doanh: Do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân hoặc một gia đình. Bắt buộc phải là công dân Việt Nam.

b) Số lượng người lao động:

- Doanh nghiệp tư nhân: Không giới hạn số lượng người lao động   

- Hộ kinh doanh: Có số lượng người lao động không quá 10 người.

c) Đăng ký kinh doanh

- Doanh nghiệp tư nhân: Bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định và phải có con dấu pháp nhân.

- Hộ kinh doanh: Một số trường hợp phải đăng ký kinh doanh nhưng không sử dụng con dấu pháp nhân.

d) Cơ quan đăng ký kinh doanh

- Doanh nghiệp tư nhân: Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký doanh nghiệp thuộc Sở kế hoạch và đầu tư.          

- Hộ kinh doanh: Đăng ký kinh doanh tại Phòng tài chính kế hoạch hoặc Phòng kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

e) Đơn vị trực thuộc       

- Doanh nghiệp tư nhân: Được thành lập nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. 

- Hộ kinh doanh: Không được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

f) Quy mô kinh doanh

- Doanh nghiệp tư nhân: Có quy mô lớn hơn hộ kinh doanh. Không giới hạn quy mô, vốn.  

- Hộ kinh doanh: Quy mô kinh doanh nhỏ hơn. Kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh.

Chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin về vấn đề So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thể lựa chọn mô hình kinh doanh thích hợp cho mình. 

Mọi thắc mắc về vấn đề này hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty để tiết kiệm thời gian và được tư vấn miễn phí các vấn đề về thành lập doanh nghiệp các bạn có thể liên hệ với Công ty Tư vấn thành lập doanh nghiệp – Thuế - Kế toán Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ.

 Chúng tôi là đơn vị với hơn 15 năm kinh nghiệm trên thị trường, đã hỗ trợ thành lập thành công cho hàng chục nghìn doanh nghiệp trên cả nước, với sự chuyên nghiệp và tận tâm của mình, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng chu đáo nhất.

>> Các bạn xem thêm công ty TNHH là gì

GỌI NGAY TÂN THÀNH THỊNH: 0909.54.8888 - 028.3985.8888 TÂN THÀNH THỊNH LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG QUÝ KHÁCH HÀNG 

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN