Trang chủ

Thiết kế website

Tôn lợp

Tính giá xây nhà

Thiết kế nội thất

Vật liệu xây dựng

Doanh nghiệp

Tin tổng hợp

Liên hệ

Đăng tin

Biệt thự kiểu Pháp

5.0/5 (3 votes)

Biệt thự kiểu Pháp là một trong những kiến trúc công trình nhà cao cấp hiện nay. Nhà Biệt thự Pháp được du nhập vào Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ trước, ngày nay thiết kế biệt thự kiểu pháp đã được nhiều gia chủ ưa thích ở Việt Nam.

Xây biệt thự kiểu pháp thể hiện được sự sang trọng, nguy nga, bề thế của Kiến trúc lâu đài hay những cấu trúc khối độc đáo của thiết ké cổ điển.

1. Biệt thự kiểu Pháp là gì?

Vào thời kì Pháp thuộc các phong cách kiến trúc Pháp dần dần du nhập vào nước ta trong đó có các mẫu biệt thự kiểu Pháp đẹp.Thông thường các mẫu biệt thự kiểu Pháp đều có tông màu chính là màu trắng điều này làm nổi bật lên các đường nét trang trí cũng như các chi tiết của ngôi biệt thự.


Đặc trưng của mẫu nhà biệt thự xây dựng theo kiến trúc Pháp là gì? Phần thiết kế kiểu dáng của các ngôi biệt thự Pháp đều mang đậm phong cách cổ điển của Pháp từ các đường nét, hoa văn trang trí, cách sắp xếp các bộ cục và bày trí nội thất không gian biệt thự.

Các mẫu biệt thự Pháp đẹp luôn được xây dựng dựa trên nguyên tắc đối xứng với một sảnh lớn bên ngoài làm trung tâm và hai bên được trang trí đồng nhất tương tự nhau.

1.1 Ưu điểm biệt thự kiểu pháp

Các mẫu biệt thự kiểu Pháp đẹp thường đảm bảo độ thông thoáng cao nhờ vào hệ thống lưu thông không khí và hệ thống đón gió tự nhiên từ một hệ thống các ô cửa sổ và ô thông gió của biệt thự.

Điều này giúp cho biệt thự mang lại cảm giá thoải mái, hạn chế tối thiểu trình trạng bị ẩm mốc đặc biệt thích hợp với điều kiện khí hậu của nước ta. Mang cảm giác mát mẻ vào mùa hè và ấm cúng vào mùa đông.

Một trong những ưu điểm nổi trội của các dạng biệt thự kiểu Pháp đó là phần mái của biệt thự thường được sử dụng bằng chất liệu bê tông với một không trần cao giúp điều hòa không khicho ngôi biệt thự một cách tốt nhất.

Không những thế phần móng của biệt thự thường được xây dựng lên cao nên giảm thiểu tối đa sự tác động của hiện tượng nhiệt đất bốc hơi ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sống trong đó.

Các mẫu biệt thự kiểu Pháp đẹp thường được thiết kế kèm theo với sân vườn và hệ thống cảnh quan xung quanh vừa giúp ngôi biệt thự trở nên sang trọng, đẳng cấp vừa thân thiện với môi trường hơn.

1.2 Nhược điểm biệt thự kiểu Pháp

Bởi vì sự tỉ mỉ trong từng chi tiết ở ngôi biệt thự nên những mẫu biệt thự kiểu Pháp đẹp luôn luôn tốn nhiều chi phí thiết kế và xây dựng hơn so với các mẫu biệt thự hiện đại khác.

Các mẫu biệt thự kiểu Pháp luôn đòi hỏi những nhà kiến trúc sư phải có kinh nghiệm và trình độ trong mảng này.

Mẫu biệt thự kiểu Pháp luôn có những hoa văn và đường nét đa dạng nên cần người thợ thi công phải tỉ mỉ từng chi tiết. Chính vì vậy nên việc thi công thường tốn nhiều công sức và thời gian hơn so với việc xây dựng các mẫu biệt thự kiểu khác.

Không gian bên trong của các biệt thự kiểu Pháp nếu là người không chuyên thưởng thức thì sẽ cảm thấy hơi khó gần và có chút cô lập vì độ bề thế, xa hoa của nó không phải như các phong cách thiết kế đơn giản thường thấy ở các mẫu biệt thự hiện đại ngày nay.

ở nước ta sẽ không khó khi bắt gặp các mẫu biệt thự mang đạm nét phong cách kiến trúc Pháp. Các mẫu biệt thự kiểu pháp đẹp thường được thiết kế và phân loại thành các dạng bao gồm:

  • Phân loại mẫu biệt thự kiểu Pháp theo phong cách thiết kế thì gồm có biệt thự kiểu Pháp cổ điển, biệt thự vườn kiểu Pháp và loại biệt thự mini kiểu Pháp.
  • Phân theo số tầng xây dựng thì các mẫu biệt thự kiểu Pháp thường phân thành mẫu biệt thự kiểu Pháp đẹp 1 tầng, mẫu 2 tầng, 3 tầng và các mẫu 4 tầng trở lên.

Ở phương diện phân loại theo hình khối xây dựng và kiểu dạng mái thì có mẫu biệt thự Pháp dạng mái Thái, dạng mái dốc và dạng chữ L,…

Thiết kế xây dựng nhà biệt thự kiểu Pháp đang là sự lựa chọn của nhiều gia chủ. Những căn nhà kiểu Pháp thể hiện được sự sang trọng và nét quyến rũ riêng. 

1.3 Giá trị mang lại khi xây dựng biệt thự kiểu Pháp

Thời gian Pháp đô hộ Việt Nam đã mang đến phong cách kiến trúc nhà biệt thự độc đáo, được giới thượng lưu Việt yêu thích cho đến ngày hôm nay. Phong cách kiến trúc này có những ưu điểm nhất định, nên nhiều người lựa chọn xây dựng nhà ở kiểu Pháp.


a) Sự thông thoáng

Nhà biệt thự kiểu Pháp được thiết kế với nhiều cửa sổ thông thoáng giúp chống nóng, thoát hơi ẩm, phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. 

Cửa sổ, cửa ra vào nhiều và rộng khắp giúp thông thoáng không gian nội thất nhưng lại trở thành nhược điểm phản tác dụng hắt nước vào mùa mưa và nắng nóng vào mùa hè. 

Vì vậy, dãy hiên trước mỗi cửa chính các tầng là giải pháp thông minh giúp che mưa, che nắng và tạo độ thoáng tối đa cho không gian bên trong nhà.

Đặc điểm khác trong thiết kế hệ thống cửa thoáng của nhà biệt thự kiểu Pháp là việc giao hòa không gian nội thát cả khi về đêm  không cần mở cửa. 

Do vậy, cửa gỗ chớp lấy thoáng dù đang đóng được đưa vào trong thiết kế   ngoại thất biệt thự Pháp nhưng nhược điểm của nó là mùa đông gió lùa lạnh. 

Điều này được nhà thiết kế khắc phục bằng cách lắp đặt thêm hệ thống cửa kính bên trong giúp lấy ánh dáng ấm mùa đồng và đồng thời tránh được gió lạnh lùa vào.

b) Phù hợp khí hậu

Nhà biệt thự kiểu Pháp càng phù hợp với khí hậu Việt Nam khi nền nhà thường được xây tầng cao vượt để hứng gió và hạn chế nhiệt hắt từ đất lên. 

Phần trên mái nhà được thiết kế bê tông lợp ngói với trần cao hoặc mái vòm cao vút tạo ra một đệm không khí ngăn nhiệt thâm nhập từ mái, đồng thời các cửa sổ mái thông thoáng nhiệt cho khoảng không gian giữa trần và mái cũng được chú trọng thiết kế.

Kiến trúc kiểu Pháp rất chú ý đến thiết kế tiểu cảnh, sân vườn sinh động, nên thơ phù hợp với vườn cây áo cá trong thiết kế nhà ngói Việt xưa. 

Do đó, kiến trúc biệt thự Pháp khá gần gũi và thân quen với người dân Việt Nam. Mọi ngóc ngách của căn nhà đều được chú trọng và thiết kế đẹp mắt.

c)  Thể hiện sự sang trọng

Nhà biệt thự kiểu Pháp mang đến giá trị tinh thần to lớn cho người sở hữu căn nhà. Biệt thự này mang đến vẻ đẹp sang trọng toát lên từ sự đơn giản, tinh tế, vẻ đẹp thường trường tồn theo thời gian. 

Căn nhà được trau trốt tỉ mỉ với những đường nét hoa văn mềm mại, nhưng không quá lạm dụng mà chỉ là vừa đủ để khoe vẻ kiều diễm, kiêu sa của nó.

Bản thân biệt thự kiểu Pháp đã mang nét đẹp duyên dáng mà không cần trang trí gì quá nhiều cũng khiến người khác phải trầm trồ, ao ước. 

Những nét đẹp từ sự tiện lợi, hợp khí thời tiết giúp mang đến cuộc sống thoải mái, dễ chịu cho người. Ngoài ra, nó còn mang lại giá trị tinh thần cho gia chủ, khẳng định đẳng cấp và gia thế cùng với sự nổ lưc cố gắng của bản thân trên con đường công danh sự nghiệp.

2. Lưu ý khi thiết kế xây dựng biệt thự kiểu Pháp

Xây dựng nhà biệt thự kiểu Pháp ngoài những yêu cầu về mặt kỹ thuật, công năng, kiến trúc... thì có thể thấy, vấn đề tính toán chi phí xây dựng nhà cũng được rất nhiều gia đình quan tâm.  Hãy cùng An Gia Khàng tìm hiểu các lưu ý quan trọng khi xây dựng biệt thự.

Để có khả năng xây dựng nhà biệt thự kiểu Pháp thì gia chủ cũng phải chuẩn bị các yếu tố dưới đây để có thể thỏa mãn được các yêu cầu thiết kế nhà biệt thự kiểu Pháp như sau:

2.1) Xây dựng biệt thự cần lưu lý

Nhà biệt thự kiểu pháp là một trong những kiến trúc phức tạp, đổi hỏi đơn vị thi công thiết kế cần nhiều kinh nghiệm và am hiểu về kiến trúc Pháp. An Gia Khang là một trong những nhà thầu xây dựng lớn tại TPHCM, xin được chia sẽ với các bạn những lưu ý quan trọng khi thiết kế biệt thự.

a) Diện tích xây dựng

Xây dựng nhà biệt thự kiểu Pháp khác hẳn với các mẫu biệt thự nhỏ xinh, đơn giản hay mẫu thiết kế nhà phố... thì cần diện tích xây dựng vừa vặn, không quá lớn. Tuy nhiên, đối với nhà biệt thự kiểu Pháp thì diện tích đất xây dựng cần lớn hơn so với nhà bình thường. 

b) Nhà biệt thự tân cổ điển kiểu Pháp

Theo quy chuẩn thiết kế và đánh giá được các công trình nhà biệt thự như thế nào được coi là đẹp thì ngoài diện tích xây dựng công trình thì từ mép các mặt của công trình về phía cổng hàng rào hoặc ranh giới của khi đất xây dựng cần có khoảng cách tối thiểu là 4m. 

Điều này sẽ cho phép căn nhà có được tầm view, sự quan sát toàn diện và trực diện nhất. Diện tích sân vườn rộng dãi sẽ giúp thể hiện được vẻ đẹp ngoại thất kiến trúc Pháp một cách đồ sộ, hoành tráng và sang trọng.

c) Yêu cầu về kiến trúc nhà biệt thự kiểu Pháp

Kiến trúc đặc trưng của nhà kiểu Pháp là thể hiện rõ ràng những chi tiết, vật liệu, màu sắc, cách thực tạo dựng hình khối. Nhìn những thiết kế này đều thể hiện được sự bề thế, uy nghi, trang nghiêm và sang trọng.

d) Chi phí xây dựng nhà biệt thự kiểu Pháp

So sánh với những thiết kế nhà đơn giản khác thì chi phí xây dựng nhà biệt thự kiểu Pháp cũng cao hơn hẳn. Do đó, nếu bạn xác định xây nhà theo lối kiến trúc này thì cần chuẩn bị một khoản chi phí khá lớn, thường cao hơn những kiến trúc biệt thực thông thường khoảng 15-25% tổng chi phí. 

Điều đó đủ cho thấy được chi phí xây dựng và hoàn thiện các công trình mang phong cách này cao hơn hẳn so với các công trình nhà ở mang kiến trúc hiện đại, đơn giản khác.

2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng biệt thự kiểu pháp

Bạn đang muốn xây dựng nhà biệt thự kiểu Pháp thì mọi gia chủ đều cần quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng loại hình biệt thự này. Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng căn nhà cụ thể như:

a) Diện tích và quy mô công trình.

Diện tích và quy mô của căn nhà tác động trực tiếp đến chi phí xây dựng nhà biệt thự kiểu Pháp. Giữa diện tích xây dựng và chi phí xây dựng nhà sẽ có mối liên hệ tỉ lệ thuận. 

Do đó, diện tích căn nhà càng lớn thì chi phí xây dựng sẽ càng lớn, diện tích căn nhà nhỏ thì chi phí xây dựng sẽ thấp. 

Mà thông thường các căn nhà biệt thự kiểu Pháp được thiết kế và xây dựng với quy mô, diện tích lớn, nên chi phí xây dựng sẽ cao hơn hẳn so với những loại hình nhà khác.

b) Phong cách kiến trúc của căn biệt thự.

Giống như diện tích xây dựng, phong cách kiến trúc cũng tác động nhiều đến chi phí xây dựng. Thông thường, những căn nhà biệt thự kiểu Pháp sẽ được thiết kế theo phong cách cổ điển và tân cổ điển. 

Hai lối kiến trúc này cũng có những đặc điểm thiết kế và thi công khác nhau dẫn đến chi phí xây dựng cũng khác nhau. 

Hay có thể hiểu là ở cùng quy mô và diện tích, chi phí xây dựng nhà biệt thự cổ điển Pháp bao giờ cũng cao hơn chi phí xây dựng nhà biệt thự tân cổ điển Pháp.

c) Công năng sử dụng của căn nhà

Căn nhà dù lớn hay nhò thì khi thiết kế, công năng sử dụng bên  trong ngôi nhà đều vô cùng quan trọng. Việc đáp ứng đầy đủ về mặt công năng sử dụng sẽ làm cuộc sống sinh hoạt của con người tại ngôi nhà đó trở nên thuận tiện và dễ dàng nhất. 

Do vậy, trong mỗi bản hồ sơ thiết kế nhà đẹp, công việc bố trí và sắp xếp không gian, công năng sử dụng luôn được đặt lên hàng đầu. Ngôi nhà được thiết kế nhiều phòng, nhiều công năng sử dụng thì chi phí xây dựng sẽ càng lớn.

d) Vật liệu xây dựng

Về cơ bản thì chi phí xây dựng phần thô sẽ không có sự biến động và thay đổi quá lớn trong các trường hợp do những vật liệu được sử dụng khá phổ biến và dễ kiếm. 

Nhưng chi phí dành cho phần hoàn thiện ngôi nhà lại là điều không giống nhau. Tùy theo điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng mà chi phí dành cho quá trình hoàn thiện ngôi nhà cũng khác nhau. 

Cụ thể, đối với gia chủ có nhu cầu cùng yêu cầu không quá cao thì sẽ sử dụng những loại vật liệu cùng thiết bị hoàn thiện ở mức phổ thông, trung bình bởi vậy mà chi phí xây dựng không quá cao. 

Ngược lại, nếu nhu cầu về chất lượng cũng như hình thức của gia chủ đối với những vật liệu cùng dụng cụ này ở mức cao thì chi phí dành cho chúng cũng phải cao.

e) Yếu tố địa điểm xây dựng công trình.

Đây là sự ảnh hưởng tương đối rõ nét. Ở cùng một thời điểm, cùng mẫu thiết kế nhà nhưng được xây dựng ở hai địa điểm khác nhau là thành phố và nông thôn thì chắc chắn chi phí sẽ khác nhau.

Trên đây là một số thông tin về xây dựng nhà biệt thự kiểu Pháp, mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn tính toán được chi phí hợp lý và xây dựng căn nhà đẹp, sang trọng, đúng như mong muốn.

Xây dựng biệt thự từ lâu đã là lựa chọn của những gia chủ có tiềm lực về kinh tế đồng thời ưa thích sự sang trọng, có chút cầu kỳ. 

Các mẫu biệt thự đẹp với sự đầu tư từ thiết kế thi công tới các tiểu tiết chính là lựa chọn hàng đầu nếu bạn thích sự sang trọng quý phái. Vậy xây dựng biệt thự cần phải chú ý điều gì? Bài viết dưới đây chúng tôi giúp các bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết về vấn đề này.

2.3 Chi phí xây dựng biệt thự

Xây dựng biệt thự chi phí bao nhiêu?  Hãy cùng An Gia Khang tìm hiểu về cách tính chi phí xây dựng biệt thự như sau:

a)  Chi phí xây dựng biệt thự có những khoản nào?

Để có thể hoàn thiện việc xây dựng biệt thự cần phải có các khoản chi phí đầu tư như:

  • Chi phí thiết kế kiến trúc
  • Chi phí thi công kiến trúc
  • Chi phí hoàn thiện nội thất 

Căn cứ vào mức giá cụ thể của các công ty kiến trúc mà chi phí có sự dao động nhất định. Thế nhưng mức chênh lệch thường không nhiều. 

Chi phí thi công còn phụ thuộc vào những yếu tố cụ thể như diện tích, khu vực xây dựng, phong cách thiết kế hay nguồn nguyên vật liệu. 

Chi phí hoàn thiện nội thất buộc phải kể tới các chi phí mua sắm nội thất, hay trang trí tủ, bàn ghế, giường, thiết bị điện, nội thất nhà bếp,…

c) Giá xây dựng biệt thự bao nhiêu tiền?

Ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng các biệt thự được thiết kế theo phong cách tân cổ điển hay cổ điển.

  • Chi phí xây dựng trung bình từ 6 đến 7 triệu/m2 sàn. Với khu vực xây dựng tại các tỉnh, thành phố chi phí dao động từ 4,5 tới 6 triệu/m2 sàn
  • Chi phí xây dựng biệt thự cổ điển thường từ khoảng 7 đến 8 triệu/m2. Nguyên nhân là bởi kiểu kiến trúc này đòi hỏi sự phức tạp trong thiết kế cũng như thi công nên chi phí thường cao hơn.
  • Với các kiểu dinh thự, lâu đài, siêu biệt thự mức đầu tư có thể hơn 10 triệu/m2

d) Cách tính chi phí xây dựng biệt thự trên m2

Nhiều gia chủ và chủ đầu tư muốn biết cách tính chi phí xây dựng biệt thự tính theo m2. Để giải đáp thắc mắc này chúng tôi cũng sẽ giới thiệu chi tiết dưới đây. 

Cách tính này được nhiều chuyên gia đánh giá là đơn giản. Bạn có thể khái quát tổng thể về chi phí hoàn thiện công trình của mình một cách nhanh nhất. 

Để giúp các bạn có thể hình dung rõ hơn về cách tính chi phí xây dựng biệt thự theo m2, chúng tôi giới thiệu một ví dụ cụ thể như sau:

  • Giá xây dựng phần thô: từ 2.600.000đ đến 3.500.0000đ/m2 xây dựng. Mức giá dao động tùy vào yêu cầu, quy mô công trình.
  • Giá xây dựng và hoàn thiện trọn gói: từ 4.000.000đ đến 7.000.000đ/m2. Mức giá dao động căn cứ vào quy mô và chủng loại vật tư theo yêu cầu.

>> Cụ thể có cách tính như sau:

  • Cách tính 1: Móng băng từ 30% đến 50% đơn giá xây thô.
  • Cách tính 2: Diện tích xây dựng các tầng tính 100% đơn giá.
  • Cách tính 3: Ví dụ: Công trình biệt thự sân vườn nhà chị Minh, Đồng Nai có diện tích là: rộng 11m x dài 16m = 176m2, gồm 2 tầng. Đơn giá trọn gói là: 5.500.000đ/m2. Đơn giá xây thô 2.800.000đ/m2.
  • Cách tính giá là: 506m2 sử dụng + chi phí móng băng 30%/đơn giá thô.
  • Móng tính 50% đơn giá xây thô/m2 = 1.400.000 x 253m2  = 147.840.000 đồng.
  • Diện tích sử dụng 176m2 x 2 tầng = 352m2 x 5.500.000 = 1.936.000.000 đồng.
  • Tổng đơn giá: 147.840.000 + 1.936.000.000 = 2.083.840.000 đồng. (Hai tỷ không trăm tám mươi ba triệu tám trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn).

3. Quy định về mật độ xây dựng biệt thự

Mật độ xây dựng chính là một trong các tiêu chuẩn phải tuân theo khi muốn xây dựng bất cứ công trình kiến trúc nào, trong đó có biệt thự.


Quy định về mật độ xây dựng biệt thự

3.1 Mật độ xây dựng 

Theo quy định những chỉ tiêu kiến trúc công trình nhà liền kề, biệt thự ở trong các dự án nhà ở đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và 1/2000 do  Sở QHKT TP Hồ Chí Minh ban hành. Cụ thể mật độ xây dựng biệt thự được quy định như sau:

  • Với biệt thự đơn lập không quá 50%
  • Với biệt thự song lập không quá 55%
  • Tầng cao tối đa của nhà biệt thự: xây dựng tối đa 3 tầng với tầng nửa hầm, tầng áp mái, mái che cầu thang, không gồm có tầng hầm và tầng lửng.

Với những trường hợp lô đất tiếp giáp 2 đường trở lên thì mật độ xây dựng tăng lên không quá 5% trừ trường hợp lô đất dưới 50m2. Trong quy định cũng nêu rõ:

  • Phần nổi của tầng hầm không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè
  • Vị trí đường xuống hầm cách ranh giới lộ giới ít nhất là 3m

3.2 Cách tính mật độ xây dựng biệt thự

Căn cứ vào Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng v/v Ban hành: “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng” (QCXDVN 01:2008/BXD). Sở Xây dựng đã thống nhất hướng dẫn về cách tính mật độ xây dựng công trình kiến trúc xây dựng.

Từ quy chuẩn này có thể giúp các cơ quan thẩm định, các đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng và các đơn vị liên quan biết và thực hiện khi thẩm định, phê duyệt và cấp giấy phép xây dựng cho các công trình xây dựng có liên quan tới chỉ tiêu mật độ xây dựng công trình.

>>Cụ thể công thức tính mật độ xây dựng biệt thự như sau:

Mật độ xây dựng biệt thự (%) = Diện tích chiếm đất của biệt thự (m2) / Tổng diện tích lô đất xây dựng (m2) x 100%

Trong đó:

  • Diện tích chiếm đất biệt thự được tính theo hình chiếu bằng của công trình biệt thự
  • Diện tích chiếm đất của biệt thự không gồm có diện tích chiếm đất của các công trình khác như: bể bơi, tiểu cảnh trang trí, sân thể thao ngoài trời,…

Ví dụ:

  •  Diện tích đất của nhà bạn là 10mx20m = 200m2.
  • Phần diện tích dùng xây biệt thự: 10mx14m = 140m2.
  • Phần sân trước chừa ra 4m: 10mx3m= 30m2
  • Phần sân sau chừa ra 2m: 10mx1m= 10m2

Như vậy mật độ xây dựng biệt thự là: 140m2/200m2 x100 = 70%. Trong đó phần xây dựng là 70% (tương ứng 140m2),  phần chừa sân 30% (tương ứng 30m2).

3.3 Tiêu chuẩn xây dựng biệt thự

Biệt thự hiện đại được xây dựng theo hai không gian nổi bật gồm có không gian chung và không gian riêng. Tiêu chuẩn xây dựng biệt thự là tổng hợp tiêu chuẩn của cả hai không gian này.

a) Tiêu chuẩn không gian công cộng

Không gian công cộng chính là nơi tiếp khách thường tập trung đông người. Có thể là sảnh chính, phòng khách hay khu sinh hoạt chung. Tiêu chuẩn của không gian này là:

  • Sảnh là nơi đón khách ghé thăm biệt thự của bạn và có các vật dụng hàng ngày như: mũ nón, giày dép, áo khoác. Tiêu chuẩn xây dựng nên là từ 6-10m2.
  • Phòng khách được coi như trái tim của biệt thự, là nơi đẳng cấp của biệt thự được thể hiện rõ nhất. Phòng khách phải sáng tạo có trưng bày các vật phẩm với tính thẩm mỹ cao. Phía trước có vân vườn thì càng tốt.

Tiêu chuẩn xây dựng cho khu vực này có 3 kiểu đó là:

+ Biệt thự nhỏ: phòng khách rộng từ 20 đến 25m2

+ Biệt thự bình thường: phòng khách rộng từ 25-30m2

+ Còn lại: rộng trên 40m2

- Khu sinh hoạt chung: Đây là không gian trò chuyện thân mật trước khi dùng bữa. Cần bố trí các vật dụng gợi nhớ kỉ niệm để tạo ra không khí gắn kết và sâu lắng. Tiêu chuẩn dành cho khu vực này chia làm 3 phân khu đó là:

+ Phân khu 1: phòng ăn, tiêu chuẩn xây dựng nên là từ 20 đến 30m2, mặt hướng ra cảnh vật xung quanh biệt thự

+ Phân khu 2: Nhà bếp thường bố trí theo dạng chữ L hay chữ U. Diện tích cần linh hoạt nhất có thể, càng tiện càng tốt

+ Phân khu 3: Phòng sinh hoạt chung cho gia đình thường là khu tập GYM, phòng giải trí đa năng có thể rộng từ 20 đến 25m2.

b) Không gian riêng

Phòng ngủ lớn: đây là nơi dành riêng cho chủ nhà, tiêu chuẩn vì vậy mà cao hơn nhiều so với những khu vực khác. Để giúp gia chủ có cảm giác thư giãn  và thoải mái thì cần bố trí đồ trang trí, kệ gương, tủ giày dép, tủ áo,… Diện tích lý tưởng cho không gian này là từ 10-15m2

  • Phòng ngủ chính nên rộng trên 30m2 và được bố trí nội thất kỹ nhất trong biệt thự.
  • Phòng ngủ riêng: nên rộng từ 18 tới 25m2.

c) Các tiêu chuẩn khác khi xây dựng biệt thự

  • Cầu thang xoắn ốc nên dưới 3m
  • Cầu thang: thường tối đa 30 bậc tới chiếu nghỉ
  • Giường ngủ riêng nên là 1,5x2m hay 1,2x2m

d) Lưu ý khi xây dựng biệt thự

Để có thể sở hữu một căn biệt thự đẳng cấp bạn không những cần tới các tiêu chuẩn xây dựng mà còn phải chú ý tới yếu tố phong thủy. Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia thì bạn nên có một mảnh vườn nhỏ ở hướng Nam của biệt thự. 

Ảnh 9: Yếu tố phong thủy cũng không được bỏ qua khi xây dựng biệt thự

Theo dịch căn Thanh Long trấn giữ hướng Đông, Huyền Vũ trấn Bắc, Bạch Hổ trấn Tây, Chu Tước trấn Nam. Hai bên Đông Tây là Long Hổ, hướng Nam là minh đường.

 Minh đường chính là địa thế hút tài lộc của thế đất. Do đó cần để trống ở hướng Nam để tạo minh đường thu hút tài lộc.

Nói chung một biệt thự đẹp là cân bằng được tất cả các yếu tố, hài hòa giữa không gian và mang tới cảm giác thoải mái. Đồng thời thể hiện được đẳng cấp của gia chủ.

4. Mẫu biệt thự kiểu Pháp đẹp

An Gia Khang là đơn vị chuyên thi công xây dựng và thiết kế biệt thự kiểu Pháp, xin gửi đến quý khách hàng những mẫu biệt thự kiểu Pháp sang trọng, đẳng cấp.

Biệt thự kiểu Pháp đẹp được xây dựng ở Vũng Tàu

 Biệt thự kiểu Pháp với hoa văn nhẹ nhàng, đẹp lãng mạn

 Một căn biệt thự được thiết kế theo phong cách cổ điển độc đáo

 Điểm nhấn đặc biệt ở cửa sổ và cửa ra vào với chất liệu gỗ độc đáo

Ảnh 14: Gam màu trắng chủ đạo hiện đại

Căn biệt thự nhiều cửa sổ sang trọng, hiện đại xây trên đất rộng

An Gia Khàng là một trong những nhà thầu xây dựng uy tín là một trong những tổ chức có đủ năng lực hoạt động trong ngành xây dựng và năng lực hành nghề cũng như kinh nghiệm trong xây dựng công nghiệp và dân dụng.

Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất hiện nay với tốc độ phát triện mạnh mẻ. Trong đó ngành xây dựng cơ cấu hạ tầng đang từng bước đổi mới, giúp nâng cao tầm vóc của một trung tâm thương mại lớn cả nước về thiết kế cơ cấu hạ tầng.

>> Các bạn xem thêm phối nhà phố 1 tầng đẹp

Quý khách hàng đang chuẩn bị xây nhà nhưng vẫn chưa biết sẽ bắt đầu từ đâu, chuẩn bị những gì. Bạn vẫn đang loay hoay không thể lên kế hoạch làm nhà, chuẩn bị kinh phí và đặc biệt hơn hết là tìm kiếm một nhà thầu xây dựng uy tín, chuyên nghiệp tại TPHCM. Hotline: 0937 181 181 để được tư vấn chi tiết